Bị đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não (TBMMN) là một tình trạng rất phổ biến, gây tổn thương và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của mọi người. Phục hồi chức năng sau tai biến (PHCNSTB) đóng vai trò quan trọng giúp người bị đột quỵ tai biến phục hồi các chức năng vận động của cơ thể, ngôn ngữ, nhận thức bị mất hoặc giảm sút do tai biến mạch máu não gây ra.
I. Tai biến gây nên tình trạng liệt nửa người
Tình trạng liệt nửa người hay tai biến đột quỵ (tai biến mạch máu não – TBMMN) là thuật ngữ để mô tả trường hợp giảm chức năng đột ngột nửa người bên trái hoặc nửa người bên phải do tổn thương của động mạch não.
II. Nguyên nhân dẫn đến việc liệt nửa người
- Tai biến mạch máu não:
- Nhồi máu não: Thiếu máu não cục bộ, chiếm 80% trong TBMMN, xảy ra khi một mạch máu bị tắc hoặc nghẽn, khu vực não mà mạch máu đó cung cấp bị thiếu máu và hoại tử.
- Xuất huyết (chảy máu) não chiếm 20% trong TBMMN: Máu thoát ra khỏi thành mạch chảy vào nhu mô não.
- Các nguyên nhân khác: Bại não, viêm não, viêm màng não, chấn thương sọ não, vỡ phình mạch não, bệnh tim mạch, u não…
III. Nhận biết các triệu chứng đột quỵ sao cho đúng?
Tùy theo nguyên nhân liệt nửa người, các triệu chứng có thể biểu hiện ở các mức độ liệt nặng nhẹ khác nhau. Bao gồm:
- Liệt: liệt một tay, một chân và thân cùng bên (có thể kèm theo liệt mặt hoặc không).
- Rối loạn cảm giác: Tê, đau, rát, giảm hoặc mất cảm giác bên liệt.
- Rối loạn tri giác: có thể hôn mê, vật vã, kích thích…
- Rối loạn tâm thần: có thể có hoặc không sau khi bị bệnh
- Rối loạn ngôn ngữ: tùy vùng não bị tổn thương mà có thể có các rối loạn về ngôn ngữ: thất ngôn, nói khó, nói ngọng, mất khả năng hiểu ngôn ngữ, mất khả năng diễn đạt ngôn ngữ.
- Rối loạn thị giác: bán manh (mất một nữa thị trường một hoặc 2 mắt).
- Các hậu quả của bất động: có thể có các thương tật thứ cấp như: loét do đè ép, teo cơ, cứng khớp, cốt hóa lạc chỗ, huyết khối tĩnh mạch, bội nhiễm phổi hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu…
IV. Một số nguyên tắc trong phục hồi chức năng sau tai biến cho người bị đột quỵ
- Nên tập phục hồi chức năng sau tai biến ở thời điểm nào là tốt nhất?
- Phục hồi chức năng sau tai biến phải được bắt đầu càng sớm càng tốt ngay sau đột quỵ, mỗi giai đoạn có các kỹ thuật phục hồi khác nhau phù hợp với tình trạng cụ thể của người bệnh trong giai đoạn đó.
- Những nghiên cứu về tập sớm nhất cho bệnh nhân thì nên tập sau 24 tiếng thì có lợi hơn là tập trước 24 tiếng sau khi xảy ra đột quỵ.
- Mục tiêu phục hồi chức năng vận động
- Phục hồi và biết tự sử dụng các động tác trong sinh hoạt đời sống hàng ngày, hạn chế dần sự trợ giúp của người khác, tự chủ dần trong các sinh hoạt cá nhân khi ăn uống, đánh răng, rửa mặt, thay quần áo, đại tiểu tiện.
- Tự di chuyển được, giảm dần việc người khác trợ giúp như ngồi, đứng, đi lại, sử dụng nạng, sử dụng xe lăn.
- Lao động được là cơ sở hội nhập và bình đẳng xã hội, trở lại nghề nghiệp cũ hoặc thích nghi với nghề mới.
- Những yêu cầu cơ bản
- Ứng dụng phục hồi chức năng sớm, kỹ thuật hợp lý dựa theo mục tiêu và điều kiện cụ thể của gia đình.
- Tập vận động từ động tác cơ bản giản đơn đến động tác hiệp đồng phức tạp và sử dụng động tác hữu ích trong sinh hoạt cuộc sống.
- Tập luyện phải chú ý đến toàn bộ cơ thể với các bài tập vận động cân xứng cả hai bên.
- Tập vận động phải dựa trên đánh giá khả năng vận động thực tế của bệnh nhân.
- Tận dụng tối đa điều kiện có thể của gia đình trong quá trình phục hồi chức năng.
V. Một số kỹ thuật phục hồi chức năng vận động cơ bản
- Sử dụng các tư thế chống lại mẫu co cứng bệnh lý.
- Duy trì vận động bên lành để cải thiện chất lượng vận động chung.
- Sử dụng các kỹ thuật vận động thụ động, có trợ giúp và chủ động phù hợp với từng giai đoạn phục hồi của bệnh nhân.
- Sử dụng một số dụng cụ trợ giúp như nạng, xe lăn, thang song song, v.v. để hỗ trợ quá trình phục hồi chức năng.
- Tập luyện các động tác vận động thực tế, gắn với sinh hoạt hàng ngày để nâng cao khả năng tự chủ cho bệnh nhân.
VI. Lưu ý gì sau tai biến mạch máu não
- Phục hồi chức năng là một quá trình lâu dài, cần sự kiên trì của cả bệnh nhân và gia đình.
- Tuân thủ phác đồ điều trị và lời khuyên của bác sĩ.
- Chế độ ăn uống lành mạnh, luyện tập thể dục thường xuyên.
- Tránh các yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ.
- Tái khám định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe.
- Duy trì thái độ lạc quan, tin tưởng vào khả năng phục hồi.
Phục hồi chức năng đóng vai trò then chốt trong việc giúp bệnh nhân tai biến mạch máu não phục hồi lại các chức năng vận động, ngôn ngữ bị mất hoặc suy giảm. Với sự hỗ trợ của gia đình, sự tận tâm của bác sĩ, cùng ý chí, nỗ lực của bản thân bệnh nhân, quá trình phục hồi chức năng sẽ đạt hiệu quả cao, giúp bệnh nhân sớm trở lại cuộc sống bình thường.
Thông tin đăng tải trên trang chủ được chia sẻ từ đối tác SEO, dịch vụ Guest Post và được tham khảo thêm thông tin chung tìm kiếm thông qua https://google.com.vn cùng https://vi.wikipedia.org
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất thông tin chung, https://tinnhadat.online không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào liên quan đến thông tin, bao gồm nhưng không giới hạn bất kỳ sự tuyên bố hoặc bảo đảm về tính thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào của thông tin theo phạm vi cho phép tối đa của pháp luật. Mặc dù đã nỗ lực để đảm bảo rằng thông tin được cung cấp trong bài viết này là chính xác, đáng tin cậy và hoàn chỉnh vào thời điểm đăng tải, nhưng thông tin được cung cấp trong bài viết này không nên được dựa vào để đưa ra bất kỳ quyết định tài chính, đầu tư, bất động sản, giao dịch hoặc pháp lý nào. Thêm vào đó, thông tin không thể thay thế lời khuyên từ một chuyên gia được đào tạo, người mà có thể xem xét, đánh giá các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân của bạn, và chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định. Xin cảm ơn!