Vào ngày 15/10, kế hoạch tắt sóng 2G sẽ chính thức được thực hiện.
2G là tên viết tắt của công nghệ mạng di động viễn thông thế hệ thứ hai. Mạng 2G được triển khai thương mại dựa trên chuẩn tiêu chuẩn GSM ở Phần Lan bởi nhà mạng Radiolinja (hiện là một phần của công ty viễn thông Elisa Oyj) vào năm 1991.
Đầu tháng 7, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã ban hành công văn thông báo về lộ trình dừng công nghệ di động 2G tại Việt Nam. Theo đó, lộ trình này sẽ kéo dài trong khoảng thời gian 2 năm.
Ban đầu, Bộ TT&TT cùng các nhà mạng lên kế hoạch sẽ tắt sóng 2G từ ngày 15/9. Tuy nhiên do ảnh hưởng từ cơn bão số 3, Bộ TT&TT đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT-BTTTT vào ngày 13/9, có nội dung kéo dài thời hạn cung cấp dịch vụ 2G Only thêm một tháng (tức ngày 15/10).
Thời điểm hiện tại cả nước còn 700.000 thuê bao 2G Only đang hoạt động, chiếm dưới 1% tổng số thuê bao hòa mạng. Số lượng thuê bao 2G Only đang hoạt động của từng nhà mạng như sau: Viettel 360.000, VinaPhone 150.000, MobiFone 47.919, Vietnamobile 17.000, ASIM 5.000, VNSKY vài nghìn, Mobicast 423. Hầu hết các khách hàng này đều sống ở vùng sâu, vùng xa, thường là người cao tuổi, ít có nhu cầu sử dụng dịch vụ. Dự kiến đến ngày tắt sóng 2G, Viettel sẽ chỉ còn dưới 100.000 thuê bao 2G, tính cả các thuê bao 2G ở khu vực các đảo Trường Sa, Hoàng Sa và Nhà giàn DK1.
Mạng truyền sóng 2G là công nghệ di động được phát triển ở Việt Nam từ năm 1993. Trong những năm qua, các lỗ hổng bảo mật của mạng 2G đã và đang bị tội phạm mạng khai thác ngày càng nhiều, đặc biệt là tình trạng phát tán tin nhắn rác và lừa đảo qua tin nhắn.
Không chỉ vậy, 2G cũng là nguyên nhân cản trở việc triển khai những kết nối di động mạnh mẽ hơn như 4G/5G/6G. Sau thời điểm dừng sóng 2G, các nhà mạng vẫn sẽ đảm bảo chính sách bảo đảm quyền lợi đối với các thuê bao. Nhà mạng chặn thiết bị nhưng vẫn giữ lại tài khoản, thuê bao cho khách hàng.
Hiện tại, mạng 2G đã bị nhiều quốc gia trên thế giới đánh giá là “lỗi thời” và chứa nhiều lỗ hổng. Tội phạm mạng có thể lợi dụng đặc điểm này để phát tán tin nhắn rác, tin nhắn giả mạo đến thiết bị người dùng qua sóng 2G với các trạm BTS giả gây ra không ít thiệt hại đối với người dùng.
Bên cạnh đó, việc duy trì sóng 2G cũng đang chiếm “chỗ” băng tần vốn có thể được sử dụng cho việc phát triển mạng 5G, 6G. Vì vậy, yêu cầu tắt sóng mạng 2G ngày càng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết để đảm bảo quyền lợi cho cả người dân lẫn doanh nghiệp.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất thông tin chung, https://tinnhadat.online không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào liên quan đến thông tin, bao gồm nhưng không giới hạn bất kỳ sự tuyên bố hoặc bảo đảm về tính thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào của thông tin theo phạm vi cho phép tối đa của pháp luật. Mặc dù đã nỗ lực để đảm bảo rằng thông tin được cung cấp trong bài viết này là chính xác, đáng tin cậy và hoàn chỉnh vào thời điểm đăng tải, nhưng thông tin được cung cấp trong bài viết này không nên được dựa vào để đưa ra bất kỳ quyết định tài chính, đầu tư, bất động sản, giao dịch hoặc pháp lý nào. Thêm vào đó, thông tin không thể thay thế lời khuyên từ một chuyên gia được đào tạo, người mà có thể xem xét, đánh giá các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân của bạn, và chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định. Xin cảm ơn!